Nhảy dù ở Việt Nam – Trải nghiệm cảm giác rơi tự do

du-luon-may paragliding 4

Nhảy dù được biết đến như là một phao cứu sinh cho phi công trong các trường hợp khẩn cấp ở trên máy bay do lực lượng quân đội phát triển, nhảy dù đã từng bước trở thành một môn thể thao mạo hiểm thu hút người chơi ưa thích cảm giác mạnh.

Table of Contents

nhảy dù tròn

                                           Nhảy dù môn thể thao cảm giác mạnh hấp dẫn

Nhảy dù là gì? Có dễ dàng như game?

Nói đến nhảy dù ắt hẳn có rất nhiều bạn cho rằng khác gì chơi trong PUBG, chỉ cần ngồi một và di chuột thích nhảy vào đâu cũng được! Tất nhiên thực tế và ảo hoàn toàn khác biệt, thao trường đổ mồ hôi thì chiến trường sẽ bớt đổ máu

nhảy dù tròn 2

                                          Nhảy dù cần kỹ năng và đòi hỏi sự nghiêm túc​

Nhảy dù được hiểu đơn giản là tự ném mình ra khỏi không trung trở về mặt đất dưới sự trợ giúp của lực hấp dẫn của trái đất và tất nhiên là không quên đeo trên người chiếc dù nhảy để làm chậm sự chuyển động của mình. Ban đầu sẽ là trạng thái rơi tự do sau đó tốc độ rơi sẽ tăng dần đều và tiếp đất nhanh hay chậm tùy thuộc vào trọng lượng của người tham gia nhảy dù, thông thường sẽ là 5m/s (tức 18km/h).

nhảy dù tròn 3

                                                         Phi công tiếp đất an toàn

Vậy chỉ cần đeo dù lên người và leo lên máy bay là có thể nhảy xuống?

Tất nhiên câu trả lời là: Không!

Nếu tham gia trải nghiệm là một du khách cùng phi công ở các nước có nền du lịch mạo hiểm phát triển như: Dubai, New Zeland… thì chỉ cần bỏ tiền và nghe họ hướng dẫn việc còn lại để phi công lo.

nhảy dù tròn 4

                                    Bãi hạ của các phi công nhảy dù là các sân bay quân sự

Còn ở Việt Nam thì khác điều kiện cần là có đầy đủ sức khỏe, không có tiền sử tim mạch, huyết áp, tiền đình tốt, thân nhân rõ ràng. Trải qua vòng duyệt hồ sơ và kiểm tra sức khỏe sẽ là những ngày tháng luyện tập chuẩn bị kỹ năng cho mình từ trên không, tiếp đất và mặt nước, chỉ cần một sai sót nhỏ cũng có thể trở về đất mẹ theo cách hoàn toàn khác.

Nên học dù ở đâu? Học mất bao lâu có thể nhảy dù được?

Nhảy dù trên thế giới rất phổ biến và có rất nhiều sự lựa chọn ở các quốc gia như: Australia, New Zealand, Dubai, Hawaii, Switzerland… ở Việt Nam hiện có Câu lạc bộ Hàng không phía Bắc và Câu lạc bộ Hàng không phía Nam để những người đam mê môn thể thao mạo hiểm và kén người chơi này tham gia đăng ký học.

nhảy dù tròn 5

                                                          Một buổi huấn luyện nhảy dù

Một khóa học sẽ kéo dài từ 14 – 16 buổi, xuyên suốt 3 – 5 tháng, gồm các nội dung: Gấp dù, kỹ tiến hiệu, tiếp đất và thực hành nhảy thật. Học phí 5.000.000 vnđ, học phí này đã bao gồm cả đồng phục, giày, mũ…Học phí so với mặt bằng chung của bộ môn nhảy dù là rất rẻ so với thế giới vì có sự bảo trợ của Ban Giáo dục Quốc phòng ( Bộ Tham mưu Quân chủng Phòng không – Không quân). Những bài học đầu tiên mà ai tham gia bộ môn nhảy dù cũng đều phải trải qua đó là: gấp dù, gấp dù và gấp dù! Bài học về sự tỉ mỉ, cẩn thận và tập trung cao độ, để gấp gọn được một chiếc dù cần 2 đến 3 người, mất khoảng hơn 2 tiếng để gấp gọn gàng một chiếc dù. Bù lại việc phơi nắng chang chang gấp dù ở sân bay thì việc khoác lên mình bộ đồng phục ngầu, đậm chất quân đội cũng đủ tha thứ cho tất cả sự vất vả. Nếu như không chịu nổi sự vất vả này thì có thể bỏ cuộc từ đây, bộ môn dù lượn sẽ là một ý kiến không tồi mà Câu lạc bộ Hàng không phía Bắc có đào tạo.

Bài học tiếp theo mà người chơi sẽ được trải nghiệm là tập tiếp đất, bài tập này giống như đứng trên bục cao khoảng từ 1,5m đến 2m cho dễ hiểu đơn giản là như vậy, thêm vào đó là treo mình trên giá để lái nguội tập điều khiển dù. Cảm giác khó tả và vui vẻ hơn cả là bài tập tiền đình, hai chân cột chặt vào lồng sắt và quay đủ số vòng rồi dừng lại, không ít người chóng mặt, nôn ọe, tim đập chân run.

Trải nghiệm cảm giác rơi tự do

Trải qua 77 49 giờ học và nắm vững kiến thức, học viên hoàn toàn có thể tự mình trải nghiệm cảm giác tự do trên không, chinh phục bầu trời. Một năm, sẽ có một mùa dù kéo dài từ tháng 7 cho đến tháng 11, hình ảnh quen thuộc ở các sân bay: Hòa Lạc; Tuy Hòa; Chu Lai; Nha Trang, là các phi công mang trên mình dù chính, dù phụ, giày, mũ…bước lên máy bay. Lên đến độ cao nhất định, các phi công nhảy dù sẽ lần lượt xếp hàng ra cửa máy bay theo số thứ tự và nhảy xuống dưới, phi công không được phép do dự, còn không việc của các HLV là sẽ “đá đít” phi công ra khỏi máy bay.

nhảy dù tròn 6

             Ngoài trải nghiệm cảm giác mạnh còn có những bức hình đậm chất lính như thế này.

Thông thường mỗi ngày 1 phi công có thể thực hiện 2 đến 3 lượt nhảy dù, tùy thuộc vào trình độ của phi công thì dù sẽ được bung ra sớm hay muộn hơn. Nếu phi công mới, sau khi rời khỏi máy bay sau 3s dù sẽ tự bung, còn những học viên nhảy dù trình độ cao hơn và có nhiều giờ bay dù sẽ bung sau 5s hay 10s và độ cao cũng tương tự lên cao từ 800m đến 1000m… Các loại dù thông thường mà các phi công có thể được trải nghiệm như: iunhor, D6, D10, PTL – 72…cùng với đó phi công nhảy dù sẽ được đưa lên trên không từ máy bay Ah – 2 cho đến trực thăng.

Đam mê khó bỏ

Khi nói về những trải nghiệm về những lần nhảy dù của mình, không ít phi công đã chia sẻ: Cảm giác sợ hãi có, lo lắng có, sợ dù không mở và tiếp đất không an toàn, nhưng bù lại là những cảm xúc lâng lâng khó tả, quên hết mọi thứ xung quanh, hơn hết là vượt qua nỗi sợ hãi của chính bản thân mình.

Là một trong những học viên kỳ cựu của bộ môn nhảy dù anh Trung Dũng (Dũng Vamp) cho biết: Đã đeo dù rồi nhất định phải xuống bằng dù! Tuy nhiên, anh cũng không tránh khỏi sự sợ hãi, lo lắng, tim đập nhanh hơn, tất cả những thứ đó hòa trộn lại tạo nên một cảm giác khó tả mà không một trò chơi mạo hiểm nào anh đã tham gia đem lại được.

nhảy dù tròn 7

                              Những trải nghiệm không thể nào quên của anh Dũng Vamp

Nếu là người đam mê, thích trải nghiệm vậy bạn có sẵn sàng thử thách chính bản thân mình với bộ môn nhảy dù?

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *